UPM Raflatac vừa cho ra mắt sáng kiến “Chuyển đổi và Vòng lặp” tại khu vực Đông Nam Á hướng đến các vật liệu nhán dãn bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và giải pháp hướng đến sự bền vững cao hơn bao giờ hết. Họ không chỉ tìm kiếm những sản phẩm có tính bền vững mà còn quan tâm đến việc tìm kiếm các nhãn hàng có bao bì thân thiện với môi trường hơn. Trong một cuộc khảo sát năm 2020 của McKinsey and Company, 79% người tiêu dùng cho biết họ luôn cân nhắc tính bền vững của bao bì khi đưa ra quyết định mua hàng.
Để đáp ứng nhu cầu trên, các chủ sở hữu thương hiệu đang đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về khí hậu và tuần hoàn, thay thế các nguyên liệu thô có nguồn gốc hóa thạch trong chuỗi cung ứng và tiến đến tạo ra một tương lai không có chất thải. Giờ đây, họ đang tìm kiếm các đối tác để để tìm ra giải pháp thực hiện những cam kết táo bạo này.
Để đáp ứng nhu cầu trên, các chủ sở hữu thương hiệu đang đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về khí hậu và tuần hoàn, thay thế các nguyên liệu thô có nguồn gốc hóa thạch trong chuỗi cung ứng và tiến đến tạo ra một tương lai không có chất thải. Giờ đây, họ đang tìm kiếm các đối tác để để tìm ra giải pháp thực hiện những cam kết táo bạo này.
Một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tạo ra loại bao bì có giá trị bền vững chính là nhãn dán- nhãn được dán ở khắp mọi nơi và trên mọi thứ mà chúng ta dùng. Nhãn dán là tác nhân thay đổi góp phần cải thiện tính bền vững của bao bì, cung cấp thông tin về tính bền vững của sản phẩm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn nhờ việc cho phép tái chế và tái sử dụng bao bì.
UPM Raflatac là nhà cung cấp vật liệu nhãn dán có tính bền vững và sáng tạo hàng đầu thế giới. Mới đây, công ty vừa cho ra mắt sáng kiến “Chuyển đổi và Vòng lặp” tại khu vực Đông Nam Á. Dự án này là một phần trong nỗ lực toàn cầu của công ty nhằm kêu gọi các đối tác trong ngành chuyển sang các giải pháp bền vững và tạo nên vòng tròn khép kín trong việc đóng gói để hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.
UPM Raflatac hướng đến mô hình sản xuất không phụ thuộc vào các nguyên liệu hóa thạch trong tương lai. Thông qua các giải pháp của mình, công ty đang giúp ngành công nghiệp đóng gói và các chủ sở hữu thương hiệu chuyển sang sử dụng những phương pháp thay thế mang tính chất bền vững, và hoàn thiện vòng tròn vật liệu đóng gói.
Người tiêu dùng và chủ sở hữu thương hiệu có thể bắt đầu hành trình thay đổi của mình bằng cách chuyển sang sử dụng sản phẩm có tính chất bảo vệ môi trường như các sản phẩm sử dụng ít tài nguyên hơn khi sản xuất, các sản phẩm có thể tái chế hoặc làm từ vật liệu tái chế và các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu có thể tái tạo. Nhãn dán không cần đế liner (Linerless), giấy bóng mờ với 99% thành phần từ nguồn giấy tái chế – FSC, màng nhựa có nguồn gốc từ gỗ (Forest FilmTM) và RAFNXT + là những ví dụ điển hình về những sản phẩm có thể giúp chủ sở hữu thương hiệu giảm bớt tác động tới môi trường từ quá trình đóng gói.
Thêm vào đó, dịch vụ phân tích vòng đời tem nhãn của UPM Raflatac có thể minh họa cho những ảnh hưởng tới môi trường bằng cách áp dụng bộ dữ liệu khoa học mang tính bền vững.
Trong tương lai, mô hình sản xuất bao bì sẽ trở thành một vòng tròn chặt chẽ. Người tiêu dùng và chủ sở hữu thương hiệu cũng có thể bắt đầu thay đổi bằng cách chọn vật liệu nhãn dán giúp hỗ trợ tái chế bao bì đồng thời đảm bảo tính tuần hoàn và tái sử dụng bao bì. Một ví dụ của danh mục này là việc sử dụng nhãn có thể rửa giúp cải thiện mức độ hiệu quả trong quá trình tái chế chai nhựa PET.
Gần đây, công ty đã nâng sáng kiến thay đổi này lên một tầm cao mới khi ra mắt các vật liệu nhãn CarbonNeutral được chứng nhận bởi RAFNXT+ và Linerless. Là đơn vị tiên phong trong ngành nhãn dán, UPM Raflatac giúp khách hàng đưa ra lựa chọn thông minh giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính.
Bà Sim Bean Low – Giám đốc Kinh doanh UPM Raflatac khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Chúng tôi hình dung về một tương lai nơi mà các sản phẩm và nhãn dán bền vững thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Nhiệt huyết dành cho các phát minh không ngừng nghỉ chính là động lực cho chúng tôi mang đến những thiết kế thông minh, sản phẩm bền vững thông qua việc giảm phụ thuộc vào nguyên liệu thô, chuyển dần sang vật liệu tái tạo hoặc tái chế, làm cho sản phẩm mỏng hơn và nhẹ hơn, cải thiện mức độ tái chế và tái sử dụng, đồng thời duy trì chất lượng tuyệt vời của sản phẩm. Chúng tôi phát triển các dịch vụ bền vững của mình với mong muốn đáp ứng tốt hơn các nhu cầu trong tương lai của khách hàng”.
“Việt Nam là một trong những thị trường trọng yếu mà UPM Raflatac hướng đến khi tiến hành triển khai sáng kiến bền vững này. Chúng tôi luôn có chiến lược cụ thể và rõ ràng đến năm 2025 với các danh mục đầu tư dài hạn để phát triển mô hình kinh doanh bền vững tại đây” – Bà Sim Bean Low nói thêm.
Nguồn: Báo Công Thương (09/6/2022)