Kinh doanh lâm sản thế giới vẫn phát triển bất chấp COVID-19

14359
Hoạt động giao thương của một số lĩnh vực như ngành lâm sản vẫn phát triển trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực chuỗi cung ứng nhiều ngành công nghiệp trên thế giới.

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) dẫn tin từ Lesprom Network cho biết, thời gian mấy tháng qua, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng của nhiều ngành công nghiệp trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, hoạt động giao thương của một số lĩnh vực vẫn phát triển, trong đó có ngành lâm sản.

Cụ thể, nhu cầu khẩu trang, khăn lau khử trùng, giấy vệ sinh, khẩu trang, hòm hộp carton giấy, các sản phẩm gỗ,… tăng vọt ở nhiều quốc gia.

Tiêu thụ một số sản phẩm lâm sản như gỗ tròn, gỗ xẻ, dăm gỗ và bột giấy trên thế giới trong tháng 3 tăng cao hơn so với tháng 2.

Gỗ mềm tròn nguyên cây (Softwood Logs)

Xuất khẩu gỗ mềm từ New Zealand, Đức và Nga sang Trung Quốc trong tháng 3 tăng 14% so với tháng 2. Xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 19% trong đó, xuất khẩu từ Australia và Canada trong tháng 3 tăng khoảng 70% so với tháng trước.

Gỗ mềm xẻ ván (Softwood Lumber)

Các lô hàng gỗ xẻ từ New Zealand và Canada tháng 3 lần lượt tăng 32% và 25% so với tháng trước.

Nhập khẩu gỗ xẻ đã tăng ở hầu hết thị trường lớn trên thế giới như Trung Quốc tăng 59%, Mỹ tăng 27%, Anh tăng 13% và Nhật Bản tăng 10%…

Bột giấy từ gỗ (Wood Pulp)

Ba trong số bốn nước xuất khẩu bột giấy lớn nhất là Brazil, Mỹ và Chile có kinh ngạch xuất khẩu tăng từ 12% đến 26% trong tháng 3 so với tháng trước.

Nhu cầu của 5 nước nhập khẩu hàng đầu cũng tăng vào tháng 3 so với tháng 2, đáng chú ý Trung Quốc tăng 40% và Hàn Quốc tăng 29%.

Dăm mảnh gỗ cứng (Hardwood Chips)

Nhập khẩu dăm mảnh gỗ cứng tại Trung Quốc, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc tháng 3 tăng so với tháng 2.

Tại hầu hết nước xuất khẩu dăm gỗ lớn gồm Australia, Thái Lan, Nam Phi và Brazil trong tháng 3 cũng tăng so với tháng 2.

Những tháng tới, Lesprom Network cho biết nhiều nước lên kế hoạch nới lỏng phong tỏa quốc gia, gỡ bỏ rào cản, hạn chế thương mại quốc tế và mua sắm của người tiêu dùng. Qua đó có thể tạo điều kiện hơn kinh doanh lâm sản phát triển

ÁNH DƯƠNG

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Canada theo địa chỉ ca@moit.gov.vn