Tỷ lệ tận dụng ưu đãi CPTPP sang địa bàn Canada sau 5 năm

36105

 

Ngày 28/3/2023, Quốc hội Canada đã nghe Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Canada Chrystia Freeland trình bày Kế hoạch ngân sách năm 2023, trong đó có nội dung Canada gia hạn danh sách các nước hưởng ưu đãi thuế quan thuộc nhóm kém phát triển (LDCs) được hưởng Ưu đãi phổ cập thuế quan GPT hay GSP[1] và đưa ra Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường đến năm 2034[2], đồng thời đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các nhà nhập khẩu Canada. Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường là một chương trình ưu đãi thuế mới được Canada lập ra trong kế hoạch Ngân sách năm nay nhằm đưa ra những ưu đãi cho các nước mà theo Canada đạt được các tiêu chuẩn về nhân quyền, bình đẳng giới, điều kiện lao động và biến đổi khí hậu (hiện chưa rõ các điều kiện của Canada có tương tự như của EU hay không[3]). Trong khi Chương trình ưu đãi phổ cập thuế quan thông thường sẽ không áp đặt thêm các tiêu chí về xã hội và môi trường. Một số đối thủ cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực mặt hàng sẽ tiếp tục được hưởng GSP/LDCs như: Bangladesh, Srilanka, Pakistan, Kenya, Egypt, El Salvadore, Campuchia… Thêm vào đó, Canada đã có một loạt Hiệp định thương mại tự do với các nước khu vực châu Mỹ (Peru, Chile, Costa Rica, Colombia, Honduras, Panama, Mexico, Hoa Kỳ…) và sắp ký với Ấn Độ, Indonesia. Tình hình này sẽ làm nhiều ngành xuất khẩu chủ yếu của chúng ta gặp thêm khó khăn trong thời gian tới khi xuất khẩu sang địa bàn; trong khi đó, sau 5 năm CPTPP có hiệu lực, tỷ lệ tận dụng ưu đãi vẫn còn rất thấp.

Việt Nam đến nay vẫn đang được hưởng cả ưu đãi thuế quan theo GPT, MFN và CPTPP. GPT sẽ hết hạn ngày 31/12/2024. Đáng lưu ý là sau 5 năm triển khai CPTPP, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn rất thấp, mới đạt 18%. Khoảng 81% hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang Canada vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan MFN và khoảng dưới 1% vẫn sử dụng ưu đãi thuế quan GPT. Cụ thể, trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 12,85 tỷ CAD tổng giá trị kim ngạch vào Canada, nhưng tới 10,4 tỷ CAD hàng xuất khẩu vẫn sử dụng form MFN; chỉ có 2,34 tỷ CAD sử dụng form CPTPP và số còn lại vẫn sử dụng GPT.

Hiện nay, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam xuất sang địa bàn vẫn được hưởng thuế MFN 0% dù không dùng form CPTPP (trừ một số mặt hàng ngoại lệ hoặc đánh thuế theo mùa vụ): điện thoại, điện tử điện máy, kim loại cơ bản, thuỷ sản, máy móc quang học, rau củ quả, hoá chất, gạo, điều, chè cà phê… Nếu xét riêng về tỷ lệ trong nhóm mặt hàng có thuế suất lớn hơn 0%, tỷ lệ sử dụng CPTPP sẽ cao hơn, đạt khoảng 37%.

Tỷ lệ sử dụng các form ưu đãi xuất khẩu sang Canada năm 2022 theo CAD
HS MFN GPT CPTPP MFN GPT CPTPP Tổng XK %
85         4,027,705,646              11,229,058           38,635,368 0%-6% 0-5% 0%    4,077,570,072 0.01
61         1,120,686,565                 2,313,188        112,695,906 17-18 0% 0-9    1,235,695,659 0.09
84         1,043,560,399                 5,458,839              3,343,694 0%-9% 0-5% 0%    1,052,362,932 0.00
62              839,607,851                      900,970        209,354,848 17-18 0% 0-9    1,049,863,669 0.20
94              497,631,268              11,762,614        277,039,365 5%-15,5% 5%-6% 0%        786,433,247 0.35
72              371,256,572                                      –              4,653,432 0% 0% 0%        375,910,004 0.01
64              307,744,947                      343,151        774,742,097 5-20% 0% 0-3    1,082,830,195 0.72
95              293,822,139                 1,307,779           16,988,121 5,5%-8% 3%-5% 0%        312,118,039 0.05
03              263,600,412                 5,053,734           37,001,268 5% 0% 0%        305,655,414 0.12
73              146,611,584                      537,262           19,876,511 6,5%-7% 3%-5% 0%        167,025,357 0.12
42              144,167,350                 1,296,265        168,014,877 6%-15,5% 5%-10% 0%        313,478,492 0.54
16              129,411,210                 2,707,834           30,305,890 7% 3,5%-7% 0%        162,424,934 0.19
90              127,216,342                      174,534           37,037,868 0%-6,5% 0% 0%        164,428,744 0.23
76              126,034,367                 1,743,106           25,984,687 0-6,5% 0-5% 0%        153,762,160 0.17
08              109,016,008                 4,572,558           22,965,968 0-12.5% 0-8% 0%        136,554,534 0.17
87                 98,363,516                 2,228,182           42,678,526 0-9.5% 0-9.5% 0%        143,270,224 0.30
39                 98,251,669                 1,838,289           60,739,709 6,5% 3% 0%        160,829,667 0.38
09                 89,862,516                 3,251,335              5,940,702 0% 0% 0%           99,054,553 0.06
40                 59,770,247                 1,635,345           92,986,602 6,5%-15,5% 3%-15% 0%        154,392,194 0.60
69                 30,642,037                 6,117,516           14,457,202 7%-7,5% 3%-5% 0%           51,216,755 0.28
44                 25,909,080                 2,828,196           19,334,186 6%-7% 3% 0%           48,071,462 0.40
71                 25,629,551                         34,103              4,521,211 0% 0% 0%           30,184,865 0.15
48                 24,749,629                      198,453              4,147,851 0% 0% 0%           29,095,933 0.14
10                   9,546,906                      254,157              2,470,905 0% 0% 0%           12,271,968 0.20
20                   7,022,866                 7,327,908           50,532,004 0-17% N/A 0%           64,882,778 0.78
46                   6,879,466                      223,194           10,912,357 3%-11% 3%-7% 0%           18,015,017 0.61
07                   4,745,437                         29,578              1,423,102 0-12.5% 0-10% 0%              6,198,117 0.23
19                   4,152,971                      230,477           29,905,928 3%-11% 2%-10% 0%-2,5%           34,289,376 0.87
21                   2,377,481                      607,265              7,838,437 6%-11% 5% 0%           10,823,183 0.72
17                   2,204,130                         11,402                  461,916 3,5%-11% 5%-7% 0%-5%              2,677,448 0.17

 

Đến nay, khai thác tốt nhất CPTPP là nhóm nông sản chế biến, bao gồm: ngũ cốc chế biến (mã HS 19), rau củ chế biến (mã HS 20), thực phẩm chế biến khác (mã HS21) với tỷ lệ sử dụng lần lượt là 0.87%, 0.78% và 0.72%.

Trong top 10 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Canada, chỉ có mã HS 64 (giày dép) là khai thác form CPTPP cao nhất (72%). Tuy nhiên, ước tính vẫn có đến trên 300 triệu CAD hàng xuất khẩu của chúng ta xuất với thuế suất MFN từ 5-20%; trong khi đáng lẽ chúng ta được hưởng thuế CPTTP bằng 0%; trong đó chủ yếu là giày thể thao, giày đá bóng (17.5%); giày/bốt chịu nước có thân bằng cao su (20%), dép xỏ ngón (18%); giày dép chuyên dụng leo núi, chơi golf, huấn luyện… (18%), giày dép sandal đế cao su (16%), giày dép da giá trị thấp (11%), giày dép vải (10%), phụ kiện giày dép (5-8%). Đối với một số mặt hàng giày dép có sự chênh lệch về mức thuế giữa MFN và CPTPP, các doanh nghiệp phải trả thuế cao thêm từ 10-13.5%.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ (HS 46) khai thác khá tốt CPTPP, với tỷ lệ sử dụng lên đến 61%; tuy nhiên, vẫn có gần 7 triệu CAD hàng hoá (gần 40%) vẫn sử dụng form MFN; trong khi hoàn toàn đủ điều kiện hưởng ưu đãi miễn thuế quan. Các sản phẩm chịu thuế chủ yếu là rổ mây tre (6.5%), sản phẩm sợi rơm thủ công, rương hòm mây tre (11%), thảm mây tre (2.5-5%), túi cói (3%), các sản phẩm rương giỏ tre (7%)…

Mặt hàng cao su và sản phẩm bằng cao su (mã HS 40) có tỷ lệ sử dụng form CPTPP tương đối cao, khoảng 60% giá trị xuất khẩu (tương ứng gần 93 triệu CAD). Ngoài ra, nhóm các sản phẩm bằng da (mã HS 42) cũng có tỷ lệ sử dụng form CPTPP cao, đạt 53.5% (tương ứng 168 triệu CAD). Mặc dù vậy, cả hai sản phẩm này cũng vẫn sử dụng cả form GPT và MFN. 39% các sản phẩm cao su có mã HS 40 vẫn sử dụng C/O MFN để xuất sang địa bàn; với giá trị gần 60 triệu CAD (đa số có thuế suất MFN bằng 0%). Tuy nhiên, trong số này trên 25 triệu CAD sản phẩm vẫn chịu mức thuế từ 6.5-15.5%, trong khi đáng lý được hưởng 0% theo CPTPP, chủ yếu là các săm lốp, sản phẩm cao su y tế, sản phẩm cao su trong ngành ô tô, thuyền cao su, đệm cao su, thảm, vật liệu lót sàn (6.5-7%), quần áo cao su (14%), găng cao su (15.5%).

Tiếp sau các sản phẩm này, các nhóm ngành hàng có tỷ lệ sử dụng CPTPP cao hơn mức trung bình (37%) là:  mã HS 42 có tỷ lệ sử dụng là 54%, mã HS 44 sử dụng 40%, mã 39 sử dụng 38%.

54% xuất khẩu các sản phẩm bằng da thuộc nhóm mã HS 42 đã sử dụng C/O CPTPP; trong khi đó 43%, tương đương 136 triệu CAD vẫn xuất sang địa bàn sử dụng C/O MFN, chịu thuế từ 5-15.5%, chủ yếu là các sản phẩm: găng tay da (15.5%), áo khoác da (13%), vali, rương hòm, túi xách (11%), ví, thắt lưng, các sản phẩm nhỏ (8-9.5%), yên xe, dụng cụ, túi da khác (5-7%)…

Tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP và GSP đối với  xuất khẩu sản phẩm gỗ có mã HS 44 lần lượt là 40% và 6%. Trong khi đó, 53% vẫn sử dụng C/O MFN để xuất sang địa bàn; với giá trị gần 26 triệu CAD (đa số có thuế suất MFN bằng 0%). Tuy nhiên, trên 5 triệu CAD sản phẩm vẫn chịu mức thuế từ 3-9%, trong khi đáng lý được hưởng 0% theo CPTPP, chủ yếu là các sản phẩm hộp gỗ (7-9.5%), khung tranh hoặc tranh chạm gỗ, thớt, gỗ tấm dụng cụ, bát đũa gỗ, tượng trang trí, mắc áo (6-7%), gỗ xây dựng và gỗ sàn (3%).

Đối với nhóm mã HS 39, khoảng 61% sản phẩm của chúng ta vẫn sử dụng C/O MFN để xuất sang địa bàn; chỉ có 37,7% đã sử dụng C/O CPTPP. Nghĩa là  52 triệu CAD hàng hoá của chúng ta vẫn xuất với thuế suất MFN 6.5%, ước tính số thuế thiệt hại là khoảng 3,3 triệu CAD.

Nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi theo CPTPP nếu làm tốt công tác xuất xứ: dệt may, thủy sản chế biến; sản phẩm gia vị, thực phẩm chế  biến; bánh kẹo, chế phẩm ngũ cốc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm sắt thép gia dụng bằng kim loại; sản phẩm nội thất, đồ gỗ nhỏ và thủ công mỹ nghệ; sản phẩm nhựa…

Trong đó đáng lưu ý các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang địa bàn như: mã HS 62 (quần áo không dệt kim) vẫn sử dụng tới 79.9% form MFN (tương ứng với 839 triệu CAD hàng hoá); chỉ có khoảng gần 20% sử dụng form CPTPP. Đáng lưu ý, vẫn có 0.08% sử dụng form GPT (tương ứng với gần 1 triệu CAD hàng hoá). Mã HS 61 (quần áo dệt kim) thậm chí sử dụng tới 90.6% form MFN (tương ứng với 1.12 tỷ CAD hàng hoá); chỉ có khoảng 9% sử dụng form CPTPP (tương ứng với 112 triệu CAD hàng hoá); Đáng lưu ý, vẫn có 0.187% sử dụng form GPT (tương ứng với gần 2,3 triệu CAD hàng hoá).          Mặt hàng thuộc nhóm HS 63 chủ yếu vẫn xuất khẩu vào Canada theo thuế suất MFN (53%); 46% sử dụng C/O CPTPP. Trong nhóm xuất theo MFN, khoảng 42 triệu CAD hàng hoá là chịu mức thuế từ 14-18%; trong khi đó đáng lý chúng ta có thể được hưởng thuế CPTTP bằng 0%; trong đó chủ yếu là các sản phẩm bọc ghế xe (15.5%), vải giường, vải bàn, khăn tắm và khăn bếp (18%), chăn ga gối, vải rèm, vải lều, khăn công nghiệp (17%), các sản phẩm vài trong nhà bếp, nhà tắm khác (14-16%). Khoảng 1 triệu CAD hàng hoá đang xuất với mức thuế từ 5-12%, chủ yếu là các sản phẩm vải bọc, vải bện thắt lưng chuyên dụng…

Tình hình tương tự với mặt hàng nội thất, chỉ có 35% xuất khẩu mã HS 94 của Việt Nam sang địa bàn sử dụng CPTPP, 63% vẫn sử dụng MFN và khoảng gần 2% sử dụng GPT. Hiện 368 triệu CAD sản phẩm nội thất xuất sang địa bàn đang chịu mức thuế MFN từ 5-15.5%, trong khi đáng lý được hưởng 0% theo CPTPP, chủ yếu là các sản phẩm ghế oto (6%), chân nến, đèn, thiết bị chiếu sáng (5-7%), nội thất văn phòng, nội thất nhà bếp, nội/ngoại thất bằng sắt, đệm (8%), nội thất từ mây tre, nội thất nhựa, nội thất gỗ gia dụng, nội thất trẻ em, giá gỗ, ngoại thất gỗ, đệm vật liệu tự nhiên (9.5%), chăn bông, gối, đệm tổng hợp (14%), túi ngủ (15.5%)…

Đối với nhóm mã HS 69, trên 60% sản phẩm của chúng ta đã không tận dụng được CPTPP (chỉ có 28.2% sử dụng C/O CPTPP). 30,5 triệu CAD hàng hoá của chúng ta vẫn xuất với thuế suất MFN từ 4.5-8%. Các sản phẩm chịu thuế chủ yếu là các bồn rửa mặt, bệ xí, tượng trang trí, thủ công mỹ nghệ gốm sứ, gạch gốm, lò sưởi gốm, bát đĩa gốm sứ, dụng cụ nhà bếp…

Đối với nhóm mã HS 73, hiện tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP mới chỉ là 11.9%. Các sản phẩm chịu thuế MFN chủ yếu là phụ kiện thép cho lò sưởi, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ thép y tế, dây thép vòng, ray thép, bồn rửa thép… là những sản phẩm đáng lẽ chúng ta có thể được hưởng thuế bằng 0% nếu xuất theo ưu đãi CPTPP. Đối với nhóm mã HS 95, mức thuế theo MFN và GSP khá thấp; vì vậy tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP mới chỉ là 5.4%. Hiện các sản phẩm doanh nghiệp vẫn chấp nhận trả thuế MFN chủ yếu là xe đạp đồ chơi.

Mặc dù thực phẩm chế biến (HS 21), chế phẩm rau quả (HS 20), chế phẩm ngũ cốc sữa bánh (HS19), kẹo và đường (HS 17), chế phẩm từ thịt cá (HS 16) có giá trị xuất khẩu sang địa bàn chưa cao (lần lượt là 10,8, 65, 34, 2,6 và 162 triệu CAD) nhưng đây là các nhóm sản phẩm được các doanh nghiệp nội địa quan tâm liên hệ với Thương vụ nhiều nhất để tiếp cận thị trường. Khoảng 7% (tương đương 716.000 CAD) sản phẩm HS 21 xuất sang địa bàn tiếp tục sử dụng C/O MFN để xuất khẩu với thuế suất từ 6-12.5% (hiện 72,4% đã sử dụng C/O CPTPP). 78% sản phẩm HS 20 đã sử dụng  C/O CPTPP, tuy nhiên 5%  (tương đương 3,4 triệu CAD) xuất sang địa bàn tiếp tục sử dụng C/O MFN để xuất khẩu với thuế suất từ 6-10.5%. Khoảng 87% sản phẩm HS 19 đã sử dụng C/O CPTPP, tuy nhiên, gần 1.5 triệu CAD xuất khẩu vẫn trả thuế MFN từ 3.5-9.5%. Đối với mã HS 17, mới có 17,2% sử dụng C/O CPTPP, tương đương với 461.000 CAD xuất khẩu, trong khi đó, gần 2,2 triệu CAD vẫn xuất theo MFN với thuế suất từ 3.5-11%, trong đó đáng lý khoảng 1,9 triệu được miễn thuế theo CPTPP và 250,000 CAD được giảm thuế theo CPTPP. Chế phẩm thịt cá HS 16 có tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP khá thấp (18,6%). 79,6% xuất khẩu của Việt Nam vẫn sử dụng MFN. Mặc dù MFN với HS 16% cơ bản là 0%, vẫn có 735.000 CAD xuất khẩu phải chịu thuế từ 4-9%.

Nhóm các sản phẩm nông thuỷ sản của Việt Nam dù xuất khẩu theo ưu đãi thuế quan nào cũng đều hưởng thuế bằng 0%. Tuy nhiên, 15,230 CAD hàng xuất khẩu thuộc mã HS 03 vẫn chịu thuế suất 5% do xuất khẩu theo C/O MFN (chủ yếu là các sản phẩm cua ghẹ tươi, đông lạnh); một số sản phẩm rau quả thuộc mà HS 07 cũng chịu thuế từ 2-6% do xuất khẩu theo C/O MFN (giá trị không đáng kể, chủ yếu là các dòng nấm trufles cao cấp).

Tỷ lệ sử dụng thuế ưu đãi CPTPP của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Canada dù có tăng qua các năm, nhưng khoảng hơn 4 tỷ CAD (tức hơn 60%) sản phẩm đáng được hưởng thuế suất CPTPP bằng 0%, chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Mức độ chênh lệch giữa thuế MFN với CPTPP và giữa thuế GSP với CTPPP khá lớn, đặc biệt là các lĩnh vực mặt hàng: giầy dép, đồ gỗ, túi xách, thực phẩm chế biến, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa … Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn Canada khá cao trong 5 năm qua (138%) trong giai đoạn 2018-2022. Tuy nhiên, để kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tiếp tục giữ vững, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc khai thác CPTPP và đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Các doanh nghiệp sản xuất cũng cần quan tâm đến chiến lược tìm nguồn cung đầu vào để khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp (RVC).

Ngay cả đối với một số sản phẩm dù sử sử dụng form ưu đãi CPTPP, MFN hay GPT[4] vẫn được hưởng thuế bằng 0%, thì việc sử dụng form CPTPP cũng có lợi ích đối với nhà nhập khẩu Canada vì hiện nay, các nhà sản xuất Canada cũng quan tâm tận dụng RVC trong chiến lược đầu vào nhằm tận dụng nguyên tắc xuất xứ cộng gộp (cumulative origin) trong sản xuất để xuất khẩu sang các thị trường mà cả Canada và Việt Nam cùng có Hiệp định thương mại tự do. Điều này đặc biệt đúng với các ngành như thực phẩm chế biến, gỗ nội thất… là những lĩnh vực sản xuất mà đầu vào của hai nước bổ trợ cho nhau chứ không cạnh tranh.

Thực tế cũng cho thấy, sau CPTPP, xuất khẩu những mặt hàng hưởng thuế bằng 0 dù sử dụng form ưu đãi nào (điện thoại, điện tử điện máy, kim loại cơ bản, thuỷ sản, máy móc quang học, rau củ quả, hoá chất, gạo, điều, chè cà phê…) sang địa bàn cũng tăng đột biến, có những mặt hàng tăng đến 1000%, cho thấy CPTPP đã có tác dụng đòn bẩy, giúp các doanh nghiệp hai nước quan tâm hơn đến cơ cấu các sản phẩm/thị trường của nhau, từ đó, gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu cả những mặt hàng không có lộ trình giảm thuế. Bên cạnh đó, CPTPP còn có tác động tích cực đến xuất khẩu Việt Nam nhờ hiệu ứng lan toả (spillover effects) nhờ sự phát triển hơn của chuỗi cung ứng, vận tải và logistics giữa hai nước. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu mức thuế để lựa chọn sử dụng form ưu đãi thích hợp theo mô tả sản phẩm hoặc mã HS để xuất khẩu vào Canada tại đường link tra cứu: https://www.tariffinder.ca/en/getStarted.

[1] Bangladesh dự kiến được Canada cho gia hạn hưởng ưu đãi thuế quan đến năm 2029.

[2] Các chương trình này sẽ hết hạn ngày 31/12/2024 . Đối với dệt may chẳng hạn, GPT chỉ áp dụng nguyên tắc xuất xứ cắt và may cho sản phẩm nhập khẩu vào Canada.

[3] https://trade.ec.europa.eu/access-to-markets/en/content/generalised-scheme-preferences-plus-gsp

[4] Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu mức thuế theo mô tả sản phẩm hoặc mã HS để xuất khẩu vào Canada tại đường link: https://www.tariffinder.ca/en/getStarted

TS. Quỳnh Trần, Tham tán thương mại

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Canada theo địa chỉ ca@moit.gov.vn