Thủ tục hải quan và quản lý xuất sứ hàng hóa của Canada

30844
DIGITAL CAMERA IMAGE FOR PAT LAKAMP STORY -- A Canadian Border Services Agency officer directs traffic to customs during a ceremony to celebrate the completion of the redevelopment of the Peace Bridge Plaza in Fort Erie, Ontario on Monday morning, July 16, 2007. Photo by Derek Gee / The Buffalo News

Quy định về thủ tục hải quan

Các nhà xuất khẩu có thể tham khảo hướng dẫn của CBSA về Nhập khẩu hàng hóa vào Canada để biết thêm thông tin thủ tục nhập khẩu [1].

1. Trình tự nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu cần thực hiện các bước sau khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa vào Canada

– Có số đăng ký kinh doanh của Cơ quan Thuế Canada

– Xác định loại hàng hóa nhập khẩu

– Có hay không sử dụng dịch vụ đại lý hải quan

– Xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

– Kiểm tra hàng có thuộc danh mục cấm, quản lý của Cơ quan Hải quan Canada hay các Bộ khác không.

– Đảm bảo nhãn mác phù hợp với quy định của Canada

– Xác định mã số hàng hóa 10 số để biết thuế suất thuế nhập khẩu

– Xác định hàng hóa có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hay các loại thuế khác không, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

– Chuẩn bị đủ chứng từ: hóa đơn, chứng nhận xuất xứ và các chứng từ theo quy định khác.

– Xác định trị giá tính thuế

– Nộp hồ sơ cho Cơ quan Hải quan và thanh toán tất cả các loại thuế, phí để giải phóng hàng.

Một số điểm lưu ý

– Trong trường hợp, lô hàng bị các cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra, người nhập khẩu phải chịu các chi phí phát sinh do bên thứ ba như chi phí dỡ hàng, đóng hàng.

– Trường hợp khai sai hoặc nhầm lẫn trong khai báo về kế toán, doanh nghiệp nhập khẩu phải khai báo sửa lỗi nếu có sự thay đổi về tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp.

– Hồ sơ nhập khẩu phải lưu trữ trong vòng 6 năm kể từ ngày nhập khẩu

– Cơ quan Hải quan Canada có Hệ thống Phạt Hành chính đối với doanh nghiệp không tuân thủ quy định.

2. Các loại chứng từ nhập khẩu: Bộ chứng từ nhập khẩu nộp cho hải quan thường bao gồm những chứng từ sau:

  • Các loại mẫu[2]
  • Vận tải đơn
  • Chứng từ quản lý hàng hóa do người chuyên chở thông báo cho cơ quan hải quan
  • Chứng nhận xuất xứ
  • Hóa đơn thương mại
  • Chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp
  • Giấy phép nhập khẩu do Bộ các Vấn đề Toàn cầu hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành cấp
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Chứng từ bảo hiểm

3. Hệ thống tra cứu điện tử các biện pháp quản lý nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm (Automated Import Reference System – AIRS). Hệ thống cho phép tra cứu biện pháp kiểm tra chất lượng đối với từng mặt hàng theo mã số hàng HS, nước xuất xứ, người dùng cuối cùng. Theo đó, người xuất khẩu, người nhập khẩu có thể biết rõ biện pháp quản lý nhập khẩu hiện đang áp dụng, giấy tờ nào phải xuất trình tại cơ quan hải quan theo các quy định[3].

4. Canada cho phép doanh nghiệp sử dụng “phán quyết trước” đối với phân loại mã số hàng hóa HS để khai báo và tính thuế nhập khẩu. Theo đó, người nhập khẩu Canada, người xuất khẩu hoặc sản xuất, đại diện người nhập khẩu được phép đề nghị Hải quan Canada có phán quyết trước đối với phân loại mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Phán quyết này có giá trị cho đến khi bị hủy bỏ.

Việc xác định mã số HS phức tạp nên việc áp dụng quy tắc “phán quyết trước” tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan nhanh chóng, không bị khai báo sai mã HS khiến cho bị truy thu thuế hoặc bị phạt[4].

5. Quy định thời gian lữu trữ chứng từ hải quan: là 6 năm kể từ ngày nhập khẩu.

6. Canada áp dụng hệ thống đánh giá và xử phạt hành chính bằng tiền đối với doanh nghiệp không tuân thủ quy định hải quan, bao gồm các hành động như: chậm nộp thuế, khai báo không đúng, không đủ thông tin theo yêu cầu của Hải quan, giải phóng hàng khi chưa được phép thông quan, đưa hàng ra khỏi kho khi chưa có phép, không sửa thông tin sai lệch trong khai báo[5]

Quy định về xuất xứ hàng hóa

Cùng với việc phân loại hàng hóa (mã HS), chứng từ chứng minh xuất xứ nhằm mục đích xác định thuế suất thuế nhập khẩu, áp dụng thuế suất MFN hay thuế ưu đãi đơn phương, song phương, đa phương theo các thỏa thuận quốc tế.

Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng: (i) quy tắc xuất xứ: (ii) quy định về chứng từ chứng minh xuất xứ; (iii) quy định về vận tải, ví dụ vận chuyển trực tiếp; (iv) các điều kiện khác nêu trong các hiệp định thương mại đa phương, song phương mà Canada ký kết.

Canada áp dụng phương pháp hậu kiểm nên tại thời điểm nhập khẩu, thực hiện theo khai báo của doanh nghiệp, không cần xuất trình chứng từ xuất xứ. Trong quá trình hậu kiểm, nếu doanh nghiệp không đủ chứng từ chứng minh xuất xứ, sẽ truy thu thuế và chịu hình phạt nặng

Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo 1 trong 2 cơ chế sau:

– Ưu đãi thuế quan phổ cập (GPT): Canada đơn phương dành ưu đãi cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Chứng từ chứng minh xuất xứ có thể là Giấy chứng nhận xuất xứ (Phụ lục B) hoặc Chứng từ tự công bố xuất xứ của người xuất khẩu (Phụ lục C)[6] [7].

– Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương CPTPP

Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với 6 nước phê duyệt đầu tiên, gồm: Singapore, Nhật bản, Úc, New Zealand, Canada và Mê xi cô; và ngày 14/01/2019 đối với Việt Nam.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa được quy định tại Phục lục 3-B, Chương 3 Quy tắc Xuất xứ và Thủ tục Xuất xứ của Hiệp định CPTPP[8].

CPTPP cho phép tự chứng nhận xuất xứ của người xuất khẩu, người sản xuất và người nhập khẩu, khai báo trên các chứng từ thương mại như vận tải đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói ….

CPTPP không quy định mẫu chứng nhận xuất xứ mà chỉ quy định những thông tin tối thiểu phải có trong tự chứng nhận xuất xứ.

[1] https://www.cbsa-asfc.gc.ca/import/menu-eng.html

[2] https://www.cbsa-asfc.gc.ca/publications/forms-formulaires/menu-eng.html

[3] https://www.inspection.gc.ca/importing-food-plants-or-animals/plant-and-plant-product-imports/airs/eng/1300127512994/1300127627409

[4] https://www.cbsa-asfc.gc.ca/import/ar-da/menu-eng.html

[5] https://www.cbsa-asfc.gc.ca/trade-commerce/amps/menu-eng.html

[6] https://www.cbsa-asfc.gc.ca/publications/dm-md/d11/d11-4-2-eng.html#a2

[7] https://www.cbsa-asfc.gc.ca/publications/dm-md/d11/d11-4-2-eng.html#a3

[8] https://www.international.gc.ca/trade-commerce/trade-agreements-accords-commerciaux/agr-acc/tpp-ptp/text-texte/03.aspx?lang=eng

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ Thương vụ Việt Nam tại Canada theo địa chỉ ca@moit.gov.vn